Ăn rau mầm ngay vì những tác dụng bất ngờ của nó

Rau mầm bao gồm nhiều loại như đậu đỏ, đậu thận, đậu chia, đậu nành, đậu hà lan, lúa mì… đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.

Dưới đây là những công dụng bạn không ngờ tới:

1. Hạn chế tóc rụng

Tóc rụng làm cho chúng ta mất tự tin. Tuy vậy, nếu chịu khó ăn rau mầm, bạn sẽ được cung cấp một loại vitamin C, có lợi cho cơ thể. Trong rau mầm có rất nhiều loại vitamin này, làm hạn chế sự rụng tóc và mở đường cho sự phát triển của tóc.

2. Tăng lượng máu trong cơ thể

Rau mầm giúp sản sinh máu, tốt hơn rất nhiều các loại rau khác. Sự tuần hoàn máu rất quan trọng đối với sự hoạt động bình thường của não và sự phát triển của tóc. Đây chính là lý do bạn nên ăn rau mầm thường xuyên.

3. Điều chỉnh sự cân bằng hormon

Rau mầm giúp điều trị chứng mất cân bằng hoóc môn, là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở phụ nữ. Hơn nữa, điều trị mất cân bằng hoóc môn là điều vô cùng quan trọng giúp ngăn chặn sự rối loạn cơ thể.

4. Ngăn ngừa ung thư da

Rau mầm giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư da. Vitamin C có trong loại rau này giúp cho làn da tốt hơn thông qua việc sản xuất các collagen. Nó cung cấp sức đàn hồi cho làn da, giúp cho bạn có một làn da trẻ trung, sáng rạng rỡ.

5. Là nguồn Protein dồi dào

Protein có trong các loại đậu, hạt hoặc ngũ cốc rất nhiều và càng nhiều hơn khi chúng này mầm, giúp cải thiện giá trị dinh dưỡng. Do đó, giá đỗ được lựa chọn là thực phẩm ăn kiêng quan trọng vô cùng trong các bữa ăn của người Ấn Độ.

6. Cung cấp lượng chất xơ lớn

Hàm lượng chất xơ có trong đậu, hạt hoặc ngũ cốc sẽ tăng đáng kể khi nảy mầm. Chất xơ lại là một loại hợp chất vô cùng quan trọng đối với việc giảm cân và hệ tiêu hóa.

7. Ngăn ngừa ung thư

Nhiều bệnh bao gồm ung thư có liên quan đến tình trạng thừa axit trong cơ thể. Các loại hạt khi nảy mầm giúp làm giảm axit có trong cơ thể vì chúng có tính kiềm rất cao.

8. Nguồn khoáng chất quan trọng cho cơ thể

Hạt mầm là nguồn khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, sắt… vì nó làm tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Mặt khác, nó giúp cho việc thúc đẩy khả năng sinh sản của con người và tăng ham muốn tình dục của cả nam giới và phụ nữ.

Thời gian tốt nhất trong ngày để làm chuyện ấy cho cả chàng và nàng

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lúc bạn có hứng thì chàng lại không và ngược lại? Nếu thường xuyên lỗi nhịp trong “chuyện ấy” thì các chuyên gia đã thống kê giúp bạn những thời điểm tốt nhất để “lâm trận”.

6 – 8h sáng: Đây là khung giờ vàng cho nam giới nhưng lại không hợp ý nữ giới. Nguyên nhân do mức độ melatonin cao và thân nhiệt thấp khi mới ngủ dậy khiến phụ nữ không “hứng tình” cho lắm.

8 – 10h sáng: Mức endorphin tăng cao khiến phụ nữ bị khích thích “chuyện ấy”, trong khi hóc-môn testosterone ở nam giới tụt xuống khiến họ rơi vào trạng thái bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó “mời gọi” thì chàng cũng sẽ vui vẻ lâm trận đấy.

12 – 14h: Phụ nữ khá bận rộn với việc ăn uống, nghỉ trưa, chăm con… tương tự nam giới cũng vậy. Nhưng đàn ông vẫn sẵn sàng cho một “cuộc vui ngắn” vào đầu giờ chiều. Tóm lại nam nữ khá “lệch pha” ở khung giờ này.

14 – 16h: Đây là khung giờ mà phụ nữ có khả năng sinh sản tốt nhất, đặc biệt là vào khoảng 4h chiều. Vì vậy, nếu bạn muốn có em bé, hãy tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường khả năng thụ thai, còn nếu không, hãy tránh đi một chút.

16 – 20h: Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, cả nam nữ đều phải ăn uống tắm táp để nạp năng lượng nên chưa ai có nhu cầu tình d.ục cả.

20 – 22h: Phụ nữ tràn đầy sinh lực và sẵn sàng bắt đầu chuyện “yêu”. Đàn ông thì khỏi nói, chắc hẳn họ đã “lên nòng” từ lâu. Đàn ông và phụ nữ ở cùng một tâm trạng, một ham muốn chính là vào khung giờ này.

22 – 24h: Phụ nữ dễ bị chi phối bởi cảm xúc lãng mạn vào buổi đêm, tuy nhiên, đây lại không phải là thời điểm họ dồi dào năng lượng nhất sau một ngày dài. Đàn ông cũng có thể “yêu” vào thời điểm này. Vì thế, nếu là cặp đôi hay thức khuya thì một chút âu yếm và “yêu” nhẹ cũng rất tốt. Tuy nhiên, hai bạn nhớ giữ gìn sức khỏe nhé, cuối ngày không nên lao lực đâu.

Tác dụng và Bài thuốc chữa bách bệnh từ cây gừng gió

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy, trị dứt suy thận, xuất tinh nhanh.

Cây gừng gió có tên khoa học Zingber zerumbert sin – Zinbiberaceae, họ gừng. Các tên gọi khác như: gừng rừng, ngải mặt trời…

Cây gừng gió

– Người cao tuổi bị cảm do mắc mưa: 50gr lá gừng gió tươi, 50gr lá khuynh diệp, 10gr vỏ quít phơi khô sắc trong 1.000ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp thân mình (ngực, lưng), lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.

– Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: 50gr ngọn bí đỏ, 50gr cà chua chín (bỏ hột), 5gr củ gừng gió, 50gr thịt cá hồng (bỏ xương), 1/3 muỗng bột nêm, ¼ muỗng đường cát, 5gr củ hành tây hoặc đầu hành lá. Nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Ăn cách nhật.

– Phụ nữ sau hộ sản bị rong kinh bất thường: lấy 10gr củ gừng, 5gr lá khoai mỡ, 10gr hoa khoai mỡ, sắc trong 3 chén nước còn nửa chén. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.

– Suy thận, xuất tinh nhanh và đau nhức cột sống, khớp chậu: 50gr củ gừng gió, 20gr lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50gr gạo lức rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20gr, 15gr hành lá xắt nhỏ, 200-350gr lươn (bỏ vào giấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.

– Nam giới trung niên bị mỡ trong máu, ngừa biến chứng ung bướu: 20gr củ gừng gió, xắt sợi, 10gr lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30gr nấm mộc nhĩ đen, 30gr nấm bào ngư, rùa đen 300-500gr (rùa sống thả vào nước để bài tiết hết phân, nước tiểu, vớt ra, lột bỏ mai, cạo sạch da, tỉa móng nhọn). Nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.

– Trẻ, già ăn khó tiêu, buồn nôn do ngộ độc thức ăn: 30-50gr gừng gió giã nhuyễn, 30gr bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, đánh rắm, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.

Các bài thuốc chữa viêm xoang nổi tiếng hiệu quả

Khi bị viêm xoang, bạn hãy thử áp dụng những bài thuốc tự nhiên sau. Bởi những bài thuốc này nổi tiếng công hiệu, dễ làm và giá thành rẻ bèo.

Hầu như bạn chỉ cần tận dụng các cây lá trong ngay vườn nhà là đã có thể chữa bệnh một cách khá an toàn và hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ cây giao

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.

Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang

Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Để chữa viêm xoang bằng bài thuốc này, bạn cần xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng.

Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Cách làm như sau: Cắt nhỏ các đốt cây giao thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấm lên bếp.

Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông 2 lần/ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới.

Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút. Từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng bài thuốc này, cứ nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ hạt gấc

Hạt gấc hay còn gọi là “Mộc Miết Tử” theo cách gọi trong Đông y. Với vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, có màu vàng. Công dụng mà hạt gấc mang lại đó là có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng.

Với bệnh viêm xoang mà bạn đang mắc phải thì hạt gấc sẽ là liệu pháp mà bạn đang tìm kiếm. Hạt gấc đã chữa khỏi viêm xoang cho rất nhiều người và làm thuyên giảm hơn 70% khi sử dụng lần đầu.

Bài thuốc chữa viêm xoang này cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện vì thế mọi người có thể áp dụng để chữa khỏi căn bệnh khó chịu này.


– Nguyên liệu: 20 – 25 hạt gấc

– Cách làm: Đem nướng sém đen phần vỏ toàn bộ số hạt gấc trên. Và sau đó bạn đem giã nhỏ ra các hạt trên (Lưu ý lấy hết không bỏ vỏ).

Tiếp theo bạn đem phần giã nhỏ đó đem ngâm với rượu ngon theo lượng vừa đủ dùng. Ngâm trong 2 ngày liên tục để hạt gấc phát huy hết công dụng.

– Cách dùng: Bạn dùng tăm bông thấm dung dịch và bôi lên sống mũi. Đợi trong 3 phút để thuốc tác dụng và ngấm vào. Sau đó bạn sẽ thấy dịch viêm chảy ra thì xì nhẹ và cố gắng xì mũi nhiều lần để dịch viêm ra hết.

Chú ý, dùng hạt gấc chữa viêm xoang nên chú ý chỉ bôi ở sống mũi không được thấm dung dịch vào trực tiếp niêm mạc mũi.

Bài thuốc chữa viêm xoang bằng gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa

Để áp dụng bài thuốc của Lương y Hoàng Duy Tân này, bạn cần chuẩn bị 3 vị thuốc Nam khác nhau như gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa và 1 vị thuốc bắc (tân di).

Cách làm sạch mủ:

– Gừng tươi 6 g – Ngó sen 30 g

Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.

Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.

Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.

Cách uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:

– Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.

– Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột.

– Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.

Sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.

Các Bài thuốc Nam trị sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virut, truyền bệnh là muỗi. Bệnh hay gặp vào tháng 7, 8, 9. Các trường hợp bệnh nặng: xuất huyết dưới da lan rộng toàn thân, xuất huyết nội tạng, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, người bệnh vật vã li bì, chân tay lạnh, nổi da gà, mạch nhanh, huyết áp hạ… cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Xin giới thiệu bài thuốc trị sốt xuất huyết với phương pháp thanh nhiệt, giải độc, bổ khí sinh tân, cầm máu trong những trường hợp sau:

Thể sốt cao có chảy máu:

Biểu hiện: sốt cao, mặt đỏ, đau mình mẩy, mỏi lưng, chân tay có nốt xuất huyết, chảy máu cam, môi khô, miệng khát, buồn nôn, có hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn. Mạch phù, sác. Dùng một trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Lá tre 20g, hạ khô thảo 20g, rễ cỏ gianh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: Kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, rễ cỏ gianh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hoa hòe 16g, chi tử 8g. Sắc uống trong ngày.

Gia giảm: Nếu khát nước thêm huyền sâm 12g, sinh địa 12g, tri mẫu 8g.

Thể huyết áp tụt

Biểu hiện: Đang sốt cao, đột nhiên hạ nhiệt độ đột ngột, huyết áp tụt, mạch nhanh, vã mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch trầm, tế sác.

Nếu huyết áp hạ ít dùng bài: Bạch truật 20g, đảng sâm 20g, mạch môn 12g, thục địa 12g. Sắc uống trong ngày.

Nếu huyết áp hạ nhiều dùng bài thuốc sau: Nhân sâm 8g, ngũ vị tử 8g, mạch môn 8g, long cốt 20g, mẫu lệ nung 20g, phụ tử chế 12g, thục địa 16g. Sắc uống trong ngày.

Giai đoạn phục hồi:

Biểu hiện: Hết sốt, ban xuất huyết mờ dần, sức khỏe còn yếu sau một thời gian sốt cao kéo dài. Thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng.

Bài thuốc: Sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống.

Tác dụng của Lá tía tô: Bài thuốc tuyệt vời dành cho mọi người

Theo các bác sĩ đông y, lá tía tô và hạt tía tô có tác dụng trị ho và cảm mạo rất tốt. Tía tô với rau kinh giới sắc uống tạo thành bài thuốc hữu ích cho gia đình.

Bài thuốc chống lại kháng sinh

Theo chia sẻ của anh Trần Đức Trọng, Hà Đông, Hà Nội anh Trong thường xuyên lấy ra tía tô và rau kinh giới nấu đặc lấy nước uống để phòng trị ho và cảm cúm.

Con anh, vợ anh chỉ cần ho, chảy nước mũi là sẽ lấy hai loại thảo dược này nấu lấy nước uống, ngày uống 3- 5 lần thay nước trà bình thường.

Trẻ nhỏ không uống được đặc có thể nấu loãng hơn nhưng với vị thuốc này nấu càng đặc càng tăng tác dụng của vị thuốc.

Không chỉ có anh Trọng mà bài thuốc này đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Chị Vũ Quỳnh Nga trú tại Vũ Ngọc Phan, Hà Nội, cho biết lần đầu chị không tin bài thuốc này có thể chữa được bệnh.

Nhưng sau khi nghe mọi người truyền tai nhau nhiều, chị thấy cũng không ảnh hưởng đến cơ thể nên thử. Kết quả, cô gái 3 tuổi của chị bị ho và chảy nước mũi sau 5 ngày uống đã hết, cháu khỏi ho, không còn chảy nước mũi.

Đặc biệt, chị Nga thấy yên tâm khi tình trạng kháng kháng sinh hiện nay đang rất đáng báo động. Nếu trong trường hợp ho hắng, sổ mũi do thay đổi thời tiết, do cảm mạo thông thường vẫn có thể sử dụng như bài thuốc gối đầu giường.

Anh Trọng cho biết sau khi chia sẻ bài thuốc này, đã có rất nhiều người thử nghiệm và thành công, bạn bè, người thân của anh cũng thử nghiệm. Kết quả đều rất tốt.

Về phần mình, bác sĩ Phạm Việt Hoàng – Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết tía tô và kinh giới vốn là vị thuốc trong đông y và nếu chỉ ho, suyễn bệnh lý bình thường không phải do vi rút thì có thể thực hiện theo bài thuốc này.

Còn nếu trường hợp viêm hô hấp do vi rút thì phải đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị thuốc kháng vi rút. Nếu sử dụng bài thuốc quá lâu không có kết quả cần dừng lại vì nguyên nhân gây ho, chảy mũi có thể do tác nhân khác.

Bài thuốc rất tốt

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Đống Đa, Hà Nội cho biết, từ ngày xưa người dân đã dùng lá tía tô để trị hen, ho đặc biệt là hạt tía tô.

Kinh giới có tác dụng làm mát cơ thể vì thế sắc hai vị lá này với nhau uống rất tốt, không có hại gì mà có thể trị ho, chảy nước mũi được.

Lương y Trung cho biết, theo đông y tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.

TNía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền.

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.

Cây kinh giới là thực vật thân thảo, cao 30-40 cm. Thân vuông, chia nhiều cành, mọc đứng. Phần thân, cành non có lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5-8 cm, rộng 2-3 cm, mép lá có răng cưa, cuống dài 2-3 cm.

Hoa nhỏ, màu tím nhạt, không cuống. Cây này là rau gia vị được trồng rất nhiều ở các hộ gia đình. Đây cũng là rau thơm được bán quanh năm và dễ tìm.

Theo đông y, cây kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.

Kinh giới còn có thể thấu chẩn (thúc mọc sởi, trừ ngứa, chữa bệnh ngoài da), trừ phong trong huyết, chữa bì lí mạc ngoại và phong tà huyết mạch.

Kinh giới phối dùng với xác ve, cát căn, bạc hà… có thể chữa sởi khó mọc, còn phối dùng với xích thược, thương truật, hoàng bách, bạch tiên bì, khổ sâm… chữa sởi, thuỷ đậu, ghẻ, hắc lào…

Một số ứng dụng chữa bệnh từ kinh giới đã được đông y áp dụng như chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi lấy kinh giới cả thân cây sắc với thân cây tía tô uống lúc con nóng, ngoài ra, có thể cho bệnh nhân xông.

Sau khi xông đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Lương y Trung cho biết trước tình trạng kháng kháng sinh, nỗi lo sử dụng kháng sinh thì có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ kinh giới, tía tô để trị ho, sổ mũi do cảm mang đến.

Bài thuốc hạ đường huyết, giảm mỡ máu chỉ với đậu đen + trứng vịt

Một món ăn đơn giản từ đậu đen và trứng vịt có thể đánh bay bệnh đường huyết, mỡ máu, hãy xem vị cao niên chia sẻ về bài thuốc rất đơn giản này.

Bí quyết giúp hạ đường huyết chỉ với hai bài thuốc đơn giản

Một vị cao niên người Trung Quốc sau nhiều năm nghiên cứu và tự chữa bệnh đường huyết cao đã chia sẻ với độc giả báo chí nước này về hai bài thuốc do ông nghiên cứu thành công.

Trong y học, khi bệnh nhân bị đường huyết cao, sẽ phải thường xuyên uống thuốc để hạ đường huyết.

Để giảm thiểu việc phải uống thuốc quá nhiều, vị cao nhân này cho rằng có thể điều chỉnh thông qua ăn uống đơn giản.

Hai món ăn này có thể dùng cùng lúc với việc điều trị theo ý kiến của bác sĩ, nhưng kết quả rất khả quan.

Đồng thời, có thể giúp bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

1. Đậu đen nấu trứng vịt

Đối với những người bị bệnh đường huyết cao, nhưng ở mức độ tương đối ổn định, và lượng đường trong máu không đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe cho phép, mà cao hơn mức bình thường thì có thể sử dụng món ăn này vô cùng hiệu quả.

Nếu ăn thường xuyên có thể hạn chế việc uống thuốc, đồng thời duy trì tình trạng đường huyết ổn định.

Cách thực hiện: Dùng đậu đen 40g, ngâm nước ấm nóng trong 24 giờ cho đến khi đậu mềm, ninh đậu chín đến mức thành chè, thêm 1 quả trứng vịt nấu chín lên rồi ăn nóng ấm.

Thành phần dinh dưỡng của đậu đen rất phong phú và có nhiều tác dụng tốt. Thêm vào đó, trứng vịt mát mẻ, có tác dụng bổ âm, thanh phổi.

Khi kết hợp chúng lại với nhau có thể bổ thận âm, làm bổ phổi và có tác dụng giúp những người bị bệnh đái tháo đường có thể bổ thận phổi một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

2. Đan sâm nấu với địa hoàng

Cách thực hiện: Đan sâm (丹参 Salvia) 6g, địa hoàng (hay còn gọi là chi địa hoàng, sinh địa hoàng生地黄 Rehmannia glutinosa) 6g, đun thành nước uống đều đặn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đường huyết cao.

Đan sâm có tác dụng làm mát máu, nuôi dưỡng các dây thần kinh, dưỡng huyết an thần, thanh tâm từ phiền, thúc đẩy nguồn cung cấp máu tốt cho mạch máu ngoại biên.

Địa hoàng có thể thanh nhiệt giải độc, ích khí dưỡng âm, nhuận ẩm. Những người bị các bệnh phổi, dạ dày, thận hư yếu, có thể có tác dụng trị liệu rất tốt.

Đây cũng là vị thuốc Đông y truyền thống để chữa bệnh tiểu đường. Vì vậy, phương pháp này có thể giúp người bệnh ổn định lượng đường trong máu và cải thiện thể chất.

Chữa tận gốc chứng bệnh ù tai chỉ với bài thuốc đơn giản

Tai là một trong các giác quan chiễm giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người và còn có mối gắn kết mật thiết với thận cùng não.

Trong số những căn bệnh liên quan đến tai thì chứng bệnh ù tai là một trong những triệu chứng thường gặp ở chúng ta. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ù tai và cáchchữa trị chứng ù tai như thế nào?

Chứng bệnh ù tai là gì?

Đây là tình trạng tai bị nhiễu và có cảm giác tai ong ong khi âm thanh bên ngoài truyền đến màn nhĩ. Người chịu chứng ù tai thường có cảm giác cực kỳ khó chịu và khả năng lắng nghe không còn được bình thường với bất kỳ âm thanh nào truyền đến đều nghe nhỏ hơn thực tế.

Nguyên nhân gây ra chứng ù tai

Đông y cho rằng có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ù tai ở người. Đó là do cơ thể đang bị bệnh hoặc tâm trạng đang quá giận dữ.

Với nguyên nhân do cơ thể bị bệnh, lúc bấy giờ, tai bị ù có thể do nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm độc, dị ứng, chấn thương hoặc lớn tuổi.

Đồng thời, tai cũng có liên quan đến tạng thận vì thận khai khiếu ra tai. Do đó, khi nói tai bị bệnh thì các thầy thuốc Đông y thường sẽ chú ý đến tình trạng của tạng thận, can, đởm.

Triệu chứng thường gặp khi bị ù tai

Đông y chia bệnh ù tai thành 2 loại, bao gồm:

+ Chứng ù tai loại hư có những biểu hiện thường thấy như choáng đầu, mắt hoa, nhức mỏi eo lưng, lưỡi bị đỏ nhợt, mạch tế; tất cả là tâm, can, tỳ, phế, thận bị tổn thương hoặc mất máu, suy nhược cơ thể.

+ Chứng ù tai loại thực thường xảy ra đột ngột; cũng có những biểu hiện như trên và thêm cả triệu chứng đỏ mặt, lòng buồn bực dễ nóng giận, ngủ ít, lưỡi đóng rêu vàng, nóng trong người, mạch huyền.

Nếu để lâu ngày và không điều trị thì từ chứng ù tai có thể dẫn đến việc điếc tai.

Chữa ù tai có thể dùng cách châm cứu tại huyệt ế phong, tính hội; hoặc huyệt phong trì, giác tôn, hợp cốc.

+ Trị chứng ù tai phổ biến với bài thuốc dân gian

Nguyên liệu: 12g hoàng cầm, 12g sài hồ, 8g long đởm, 10g bán hạ, 12g hạ khô thảo, 8g chi tử, 3 lát sinh khương.

Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.

+ Trị chứng ù tai xảy ra ở người mất ngủ

Biểu hiện bệnh: miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt.

Nguyên nhân: do đảm hỏa cản trở.

Bài thuốc: 12g liên kiều, 8g chi tử, 8g cúc hoa, 8g mẫu đơn bì, 8g xuyên tiêu, 10g quả lâu bì.

Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.

+ Trị chứng ù tai do thận dương

Biểu hiện bệnh: ù tai kéo dài đã lâu ngày, thính lực giảm sút, sợ lạnh, chân tay bị lạnh, đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều, đái són, liệt dương.

Bài thuốc : Lộc nhung 6g, ba kích 12g, bạch thược 12g, từ thạch 6g, nhục thuy dung 8g, nhục quế 8g, đỗ trọng 16g, mẫu lệ 10g, ngũ vĩ 8g, đương quy 12g, độc hoạt 12g.

Cách dùng: Đem tán toàn bộ thành bột, luyện mật thành viên uống, uống đến khi khỏi thì dừng.

+ Trị chứng ù tai do người mệt mỏi

Biểu hiện bệnh: ù tai kèm theo sự đau lưng mỏi gối, chóng mặt hoa mắt, người mệt mỏi.

Bài thuốc: 12g thục địa, 12g ngưu tất, 8g ngũ vĩ, 12g mạch môn, 12g thiên môn, 8g huyễn hoái, 10g quy bản, 6g từ thạch, 8g sơn thù, 12g bạch thược.

Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.

+ Trị chứng ù tai không thường xuyên

Biểu hiện bệnh: ù tai không xảy ra thường xuyên, chỉ xảy ra khi người mệt mỏi, ù phảng, hơi thở ngắn, khiến thính lực giảm đột ngột.

Bài thuốc: 8g xương bồ, 12g sài hồ, 12g mộc hương, 12g xuyên khung, 10g ô dược, 10g thanh bì, 16g hoàng kỳ, 10g mạn kinh, 12g tô diệp, 10g đại phúc bì.

Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.

Nhìn chung, ngoài những bài thuốc Đông y vừa kể trên, nếu muốn phòng bệnh ở tai thì bạn còn cần phải giữ vệ sinh tai thật sạch sẽ với các lưu ý dưới đây:

+ Dùng tăm bông mềm để vệ sinh tai mỗi ngày.

+ Không dùng vật cứng ngoáy thẳng vào tai.

+ Nếu bị nước vào tai thì lấy tăm bông sạch lau nhiều lần cho đến khi tai khô hẳn.

Cuối cùng, khi tai đột nhiên có các biểu hiện bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán rồi tự ý kê đơn thuốc mà phải đến thăm khám tại các trung tâm y tế để tránh gặp nguy hiểm.